Chuyển tới nội dung

Chương trình đào tạo trình độ Đại học - Hệ chính quy ngành Luật năm 2018

12.08.2018

1. Giới thiệu chung về chương trình đào tạo

1.1. Một số thông tin về chương trình đào tạo

- Tên chương trình:

 

  • Tiếng Việt:

LUẬT

  • Tiếng Anh:

LAW

- Trình độ đào tạo:

- Ngành đào tạo:             

- Mã số:

Đại học chính quy

Luật

7380101

- Thời gian đào tạo:

04 năm

- Loại hình đào tạo: 

Cử nhân

- Tên văn bằng sau khi tốt  nghiệp

 
  • Tiếng Việt:
Cử nhân Luật
  • Tiếng Anh:

Bachelor of Laws

1.2. Mục tiêu đào tạo

1.2.1. Mục tiêu chung

- Chương trình đào tạo ngành Luật nhằm đào tạo cử nhân luật có phẩm chất chính trị; có ý thức kỉ luật; có đạo đức nghề nghiệp; nắm vững kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên sâu về luật; có hiểu biết thực tiễn pháp lý tại Việt Nam phục vụ tốt cho công việc sau khi ra trường. Chương trình đào tạo ngành Luật trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật. Rèn luyện kỹ năng cho sinh viên bổ sung, cập nhật, nâng cao kiến thức ngành, chuyên ngành, tăng cường kiến thức đa liên ngành; hình thành và phát triển năng lực nhận thức, phân tích, tổng hợp vấn đề liên quan đến pháp luật. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên thành thạo kỹ năng vận dụng kiến thức đã được đào tạo vào thực tiễn pháp lí, thực tiễn nghề nghiệp; sinh viên có khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo và có năng lực phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề trong lĩnh vực kinh tế, thương mại tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hay trong lĩnh vực tư pháp như Tòa án, Viện Kiểm sát, Văn phòng luật sư... Bên cạnh đó, chương trình đào tạo ngành Luật còn hình thành cho sinh viên kĩ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh; đọc, dịch văn bản pháp lí nước ngoài và kỹ năng soạn thảo văn bản đáp ứng điều kiện cần và đủ của nhà tuyển dụng.

- Sinh viên tốt nghiệp có đủ khả năng dự tuyển để học các bậc học sau đại học cùng chuyên ngành, ngành, nhóm ngành.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Đào tạo Cử nhân Luật đạt được các kiến thức, kỹ năng sau:

a) Về kiến thức

Sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản về đào tạo luật như Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Thế giới; Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam; Lý luận về Nhà nước và Pháp luật; Luật Hiến pháp; Luật So sánh;… đến những kiến thức chuyên sâu về đào tạo luật như Luật Hình sự; Luật Dân sự; Luật Tố tụng hình sự; Luật Tố tụng dân sự; Luật Thương mại; Luật Đất đai; Luật Môi trường; Luật pháp và chính sách biển; Pháp luật, chính sách tài nguyên nước; Giao dịch dân sự về nhà ở; Kỹ thuật đàm phán, soạn thảo hợp đồng; Pháp luật bồi thường và giải phóng mặt bằng; Pháp luật về bảo vệ môi trường trong kinh doanh; Pháp luật về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; Pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; Kỹ năng tư vấn pháp lí về pháp luật tài nguyên và môi trường...

b) Về kỹ năng

- Áp dụng kiến thức pháp luật được đào tạo vào hoạt động thực tiễn trong cuộc sống, trong đơn vị công tác;

- Phân tích, giải thích, tổng hợp các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật;

- Soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; soạn thảo hợp đồng;

- Tư vấn pháp lí về vấn đề pháp luật như: ký kết hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, tư vấn pháp luật về tài nguyên và môi trường; tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai, dân sự...;

- Tham mưu cho lãnh đạo biện pháp giải quyết các vụ việc liên quan đến áp dụng pháp luật trong các lĩnh vực đất đai, môi trường, kinh tế, tài nguyên nước, khoáng sản, biển và hải đảo…

c) Có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm công dân; có khả năng tìm việc làm, có sức khoẻ phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước.

d) Có khả năng học tập lên trình độ cao hơn.

2. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ (TC) phải tích luỹ

132

Trong đó:

 

  • Khối kiến thức Giáo dục đại cương

(Không tính các môn GDQP, GDQP-AN)

30

      + Bắt buộc:

(28)

      + Tự chọn:

(02)

  • Khối kiến thức Giáo dục chuyên nghiệp

90

  • Kiến thức cơ sở ngành

21

  • Kiến thức ngành

69

      + Bắt buộc:

(57)

      + Tự chọn:

(12)

  • Kiến thức thực tập và khóa luận tốt nghiệp

12